Thời gian dành cho buổi nói chuyện chỉ nên từ 30-60 phút, vì vậy những câu hỏi ý nghĩa và có nhiều thông tin sẽ mang lại hiệu quả cho Stay Interview. Nên bắt đầu buổi Stay Interview bằng những câu hỏi dễ trả lời như: Bạn mong chờ điều gì khi mỗi ngày đến văn phòng? Hôm nay tôi thấy bạn có vẻ vui, điều gì khiến bạn vui như vậy? …
Khi hai bên đã có được “sợi dây kết nối” và phá được “lớp băng xa cách” hãy hỏi nhưng câu khó hơn như đã nói ở phần trước:
Điều gì khiến bạn tiếp tục làm việc ở đây?
Bạn muốn được ghi nhận như thế nào?
Làm thế nào Công ty có thể hỗ trợ bạn tốt hơn?
Điều gì sẽ làm bạn hài lòng hơn khi làm việc?
…
Nên hạn chế những câu hỏi dạng Yes/No – Có/Không hay Which – Cái nào. Những câu hỏi này chỉ nên hỏi với những điều bạn muốn gợi mở trong buổi nói chuyện.
Nên hỏi các câu hỏi làm rõ dạng WHAT/HOW?WHY – Cái gì/Thế nào/Tại sao để kiểm chứng sự tin cậy của thông tin.
Hãy thử xem ví dụ sau bạn sẽ thấy cùng một vấn đề nhưng các câu hỏi sẽ có tính ảnh hưởng và độ tin cậy của thông tin được tăng dần:
Bạn có hài lòng với công việc KHÔNG?
Bạn hài lòng nhất với công việc KHI NÀO?
ĐIỀU GÌ trong công việc mà bạn thấy hài lòng nhất?
TẠI SAO công việc lại có lúc không hài lòng?
Không gian và công cụ thực hiện Stay Interview
Không gian thực hiện Stay Interview nên có sự riêng tư, có thể là một cuộc hẹn trước hoặc không hẹn trước. Không gian thực hiện có thể ở văn phòng, quán cafe, quán ăn, hay không gian bên ngoài khác…, Theo kinh nghiệm cá nhân thì những buổi Stay Interview ngoài văn phòng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Theo suy nghĩ thông thường thì Stay Interview là một buổi trao đổi thông tin nên có nhiều cách, cách hay sử dụng nhất là trao đổi trực tiếp, nhưng hiện tại việc trao đổi online cũng đã được thực hiện (nhưng đòi hỏi một công cụ tốt, tránh gián đoạn đường truyền, ngoài ra cũng có thể sử dụng các công cụ khác như các bộ card hay trò chơi.
Coach: Nguyễn Việt Linh