Văn hóa giao tiếp trong tổ chức là hết sức quan trọng cho sự thành công của Stay Interview, nếu tổ chức có văn hóa khuyến khích giao tiếp cởi mở, Stay Interview sẽ rất hữu ích để xác định các vấn đề cần hoàn thiện.
Ngược lại, nếu tổ chức thiếu sự tin tưởng và giao tiếp cởi mở, Stay Interview có thể không cung cấp những thông tin hữu ích, khi đó những yếu tố khác sẽ quyết định có nên thực hiện Stay Interview hay không. Trong trường hợp này, khảo sát sự hài lòng của nhân viên được ẩn danh có thể là cách hữu ích hơn.
Theo kinh nghiệm của tôi thì với nhân viên mới nên thực hiện Stay Interview ít nhất 1 lần trong thời gian thử việc và ít nhất 1 lần trong vòng 3 tháng tiếp theo.
Stay Interview nên thực hiện thế nào
**Trước khi thực hiện Stay Interview **
Bước 1: Lập mục tiêu
Mục tiêu bao giờ cũng là thứ đầu tiên khi làm bất cứ công việc gì, với Stay Interview cũng cần một mục tiêu rõ ràng nhưng cho cả Tổ chức và nhân viên.
Với Tổ chức cơ bản nhất vẫn là lựa chọn những người phù hợp và làm sao để họ gắn bó, cần cải thiện những điều gì…
Với nhân viên đó là những mong muốn về sự phát triển, hạnh phúc và thỏa mãn những mong mốn cá nhân…
Bước 2: Cam kết
Nếu quyết định thực hiện Stay Interview, Tổ chức phải cam kết thực hiện những điều chỉnh tích cực, các quản lý phải cam kết thực hiện quyết liệt đến cùng. Nếu không, nhân viên sẽ rất thất vọng và cảm thấy công việc đó thật vô nghĩa. Hãy thông báo cho nhân viên những kết quả này từ các đề xuất và phản hồi của họ, có thể trong lần phỏng vấn tiếp theo.
Bước 3: Lên kịch bản trước
Kịch bản là sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo sự tập trung, sự đảm bảo về mục tiêu cũng như tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Bước 4: Đặt lịch
Hãy cân đối và đặt lich tối đa 45 phút cho một buổi Stay Interview (kinh nghiệm bản thân của tôi) và sắp xếp để chúng ta có đủ thời gian để thực hiện với tất cả những người cần thiết.
Nên tận dụng những khoảng thời gian trong bữa trưa, buổi cafe/trà đá, sau cuộc họp … tránh việc thực hiện vào cuối ngày làm việc.
** Trong buổi Stay Interview **
Bước 1: Tạo sự thoải mái sẵn sàng lắng nghe và chủ động trao đổi
Bước này được thực hiện bắt đầu bằng những câu chuyện về công việc/quan tâm của nhân viên hoặc của cả 2 người. Đôi khi cũng có thể là một trò chơi nho nhỏ.
Bước 2: Trao đổi những chủ đề chính
Bước này là sự trao đổi giữa 2 bên (tốt nhất là theo kịch bản có sẵn) nhằm có được những thông tin:
Điều gì khiến nhân viên ở lại hoặc ra đi
Điều gì nhân viên muốn được ghi nhận và ghi nhận thế nào
Điều gì nhân viên có cảm hứng/hài lòng làm việc và điều gì làm mất hứng/không hài lòng
Điều gì công ty làm để hỗ trợ công việc nhân viên tốt hơn
Nhân viên có cảm thấy phát huy hết vai trò hiện của mình không
** Sau buổi Stay Interview **
Bước 1: Tổng kết các số liệu và phân tích
Bước 2: Đưa ra các kế hoạch cho các mục tiêu ban đầu của cả Tổ chức và nhân viên
Bước 3: Dự báo kết quả và đo lường lại kết quả của mục tiêu
Bước 4: Các giải pháp và thực hiện để thay thế/điều chỉnh
(còn tiếp)
Coach: Nguyễn Việt Linh